Ở vòng gọi vốn mới nhất của mình, Lava Network đã thành công nhận được khoản tiền đầu tư 15 triệu USD từ Jump Capital cùng các quỹ danh tiếng khác. Điều này cho thấy tiềm năng vô cùng lớn của dự án này, vậy Lava Network là gì? Hãy cùng Tradebot365 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Lava Network (LAVA) là gì? Tìm hiểu về Modular Data Access Layer dành riêng cho blockchain
Lava Network (LAVA) là gì?
Lava Network là modular data access layer đầu tiên dành riêng cho blockchain, nó mang đến thị trường một specs, modular gốc cho phép các nhà phát triển thêm các chain và dịch vụ data vào giao thức ở cấp độ nền tảng. RPC sẽ là service đầu tiên được hỗ trợ bởi giao thức nhưng trong tương lai gần, dự án sẽ mang đến nhiều hơn 1 lựa chọn bằng cách tích hợp API từ các đối tác (Subsquid).
Lava sẽ tạo ra những market xoay quanh các blockchain data service, bên cạnh đó, giao thức cũng sẽ tạo ra một nền kinh tế đủ ổn định để đảm bảo chất lượng của các dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ sẽ được đánh giá thông qua tốc độ, sự chính xác và khả năng cập nhật của các nhà cung cấp dịch vụ. Bằng cách nâng cấp kiến trúc của modular và mạng lưới P2P các Node Operator, Lava tạo ra một nền tảng thống nhất để truy cập vào multi-chain.
- Developers & data consumers: Với Lava, các data consumer có thể truy cập vào hơn 30 chain một cách đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Việc này được đảm bảo bằng những phần thưởng được cung cấp cho các provider, từ đó ràng buộc trách nhiệm của họ với tính chính xác cũng như trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng của dữ liệu.
- Data provider: Lợi ích của các Provider sẽ là khả năng tiếp cận nhiều nhà phát triển và kiếm lợi nhuận từ các cơ sở hạ tầng của họ. Hiện tại, Lava đã có hơn 250 provider trên testnet bao gồm cả các provider lớn như Blockdaemon và dự án cũng sẽ chạy thêm các chương trình incentive dành riêng cho public RPC.
Có thể bạn quan tâm:
- Celestia là gì? Tìm hiểu về dự án tiên phong trong xây dựng Modular Blockchain
- Data Availability – Nút thắt của các Rollups trên Ethereum
Thông tin cơ bản về token LAVA
Tên token | Lava Network Token |
Token | LAVA |
Blockchain | Đang cập nhật… |
Chuẩn token | Đang cập nhật… |
Hợp đồng | Đang cập nhật… |
Công dụng token | Tiện ích |
Tổng cung | 1,000,000,000 LAVA |
Cung lưu hành | Đang cập nhật… |
Tỷ lệ phân bổ token LAVA
Tỷ lệ phân bổ token LAVA
Lịch phân bổ token LAVA
- Public Allocation (25%): Toàn bộ token sẽ được unclock tại TGE trừ số phần thưởng dự trữ sẽ được phân phối cho đến năm thứ 4.
- R&D & Ecosystem (31%): 25% sẽ được unclock tại TGE, phần còn lại sẽ được phân phối trong vòng 4 năm từ năm thứ 1.
- Investors (17%): 33% sẽ được unclock vào năm thứ 1, phần còn lại sẽ được phân phối trong vòng 3 năm từ năm thứ 1.
- Contributors (27%): 33% sẽ được unclock vào năm thứ 1, phần còn lại sẽ được phân phối trong vòng 3 năm từ năm thứ 1.
Token LAVA dùng để làm gì?
LAVA là native token của Lava Network và được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Người nắm giữ token LAVA có thể tham gia restaking, farming trên nền tảng để kiếm lợi nhuận.
- Làm phần thưởng cho người dùng trong nền tảng, hiện tại, Lava đang cung cấp 5 loại phần thưởng chính cho người dùng gồm: Subscription Rewards, Incentivized RPC, Block Rewards, Provider drop, Provider & Validator Commission.
Lộ trình phát triển
Hiện tại, Lava Network chưa công bố thông tin cụ thể về lộ trình phát triển của họ. Tradebot365 sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất từ phía dự án.
Nhà đầu tư
Tính đến thời điểm viết bài, Lava Network đã nhận được tổng cộng 15 triệu USD từ các quỹ đầu tư như: Jump Capital, Tribe Capital, HashKey Capital, MH Ventures, PayPal, Finality Capital, Alliance DAO,…
Tổng kết
Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến Lava Network và những tính năng mà dự án này mang đến cho thị trường. Thông qua bài viết, hy vọng Tradebot365 đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan về Lava Network cũng như tiềm năng của dự án này trong tương lai.
Tóm tắt sự cố tấn công vào Pike Finance Rạng sáng ngày 27/04, Pike Finance, một dự án cho vay chéo chuỗi, đã trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công mạng do các lỗ hổng liên quan đến hệ thống giao tiếp chuỗi chéo CCTP. Cuộc tấn công này đã gây thiệt hại ước tính lên tới 300,000 USDC cho các pool của USDC trên các mạng lưới Ethereum, Arbitrum, và Optimism.
Nguyên nhân và ảnh hưởng của vụ tấn công Theo báo cáo từ Pike Finance, nguyên nhân chính của vụ việc xuất phát từ các tin nhắn chéo chuỗi bị làm giả trong mạng lưới cầu nối CCTP của Circle, đơn vị phát hành stablecoin USDC. May mắn thay, các pool USDC trên mạng lưới của Base không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng này.
Các biện pháp đáp ứng và cập nhật mới nhất Pike Finance hiện đang tiến hành điều tra chi tiết lỗ hổng và cam kết sẽ có kế hoạch bồi thường cho những người dùng bị ảnh hưởng. Chi tiết cụ thể về lỗ hổng vẫn chưa được công bố, và cả Circle lẫn CCTP chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào về sự cố.
Cập nhật vào ngày 29/04: Pike Finance đã phát hành một báo cáo mới nhất về vụ việc vào sáng ngày 29/04, làm rõ rằng lỗ hổng không phát sinh từ CCTP hay dịch vụ tự động hóa của Gelato. Thay vào đó, sự cố liên quan đến việc kiểm tra các điều kiện đầu cuối tại Pike Finance, dẫn đến việc tin nhắn bị làm giả và tạo điều kiện cho hacker rút tiền từ các pool.
Pike Finance và giải pháp cho vay chéo chuỗi Pike Finance là một nền tảng cho phép người dùng thực hiện các khoản vay chéo chuỗi với tài sản thế chấp được phân bổ linh hoạt giữa nhiều mạng lưới khác nhau. Sự cố này là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh và tính bảo mật trong các giao dịch và tương tác trên mạng blockchain.
Độc giả sẽ được cập nhật thêm thông tin từ Tradebot365 khi có thêm chi tiết mới về sự việc này.