Preloader

Ethena Labs đang mở rộng phạm vi bảo chứng cho stablecoin USDe của mình bằng cách chấp nhận Bitcoin (BTC) làm tài sản thế chấp mới. Động thái này, theo thông báo vào tối ngày 04/04, nhằm mục tiêu đưa tổng cung USDe lên mức 5 tỷ USD, với kỳ vọng xa hơn là 10 tỷ USD trong tương lai.

Trước đó, Ethena đã cho phép sử dụng Ethereum (ETH) và các token liquid staking của ETH làm tài sản bảo chứng. Việc thêm Bitcoin vào danh sách này là bước tiếp theo trong kế hoạch mở rộng và đa dạng hóa nguồn cung cấp tài sản thế chấp của họ, nhằm thu hút thêm vốn vào hệ thống.

Ethena cũng đã triển khai giai đoạn 2 của chương trình điểm thưởng shards để khuyến khích người dùng DeFi phát hành thêm USDe bằng Bitcoin. Đầu tháng 4, người dùng đã nhận được airdrop token quản trị ENA dựa trên điểm thưởng shards thu được từ việc sử dụng ETH làm tài sản bảo chứng.

Ethena cho rằng Bitcoin là một trong những tài sản ổn định và an toàn nhất trên thị trường tiền mã hóa, và việc sử dụng nó làm tài sản bảo chứng sẽ mang lại thêm sự an tâm cho người dùng USDe. Để giảm thiểu rủi ro depeg trong trường hợp giá Bitcoin sụt giảm, Ethena áp dụng chiến lược delta hedging bằng cách thiết lập vị thế short BTC futures trên các sàn giao dịch trung tâm (CEX).

Mặc dù Bitcoin không mang lại lợi suất từ hoạt động staking như Ethereum, nhưng người dùng vẫn có thể kiếm được lãi từ funding rate của các vị thế short futures. Ethena chỉ ra rằng, trong bối cảnh thị trường đang tăng giá, lợi suất từ funding rate của BTC và ETH rất hấp dẫn với mức trung bình vào tháng 3 lên tới 25% – 27%, và 18% – 19,7% trong quý đầu năm 2024.

Sự phát triển nhanh chóng của Ethena nhận được sự chú ý, nhưng không phải là sự đón nhận nồng nhiệt từ cộng đồng đầu tư tiền mã hóa. Một số ý kiến so sánh mô hình của Ethena với thất bại của LUNA-UST trong quá khứ và cảnh báo về rủi ro khi dựa quá nhiều vào funding rate futures, thứ chỉ có lợi trong một thị trường đang tăng giá. Có người còn cho rằng USDe thực chất là sản phẩm của một quỹ phòng hộ tài chính trung tâm (CeFi), không phải một dự án DeFi thực thụ.

Ngoài ra, các cuộc tranh cãi giữa các dự án DeFi lâu đời như Aave và Maker cũng bùng nổ do vấn đề tích hợp USDe, khiến tình hình càng thêm phức tạp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *