Blast hiện là mạng lưới blockchain có tổng giá trị khóa lại (TVL) lớn thứ 7, với gần 1,5 tỷ USD tài sản. Từ khi ra mắt mainnet, các chỉ số hiệu suất của Blast thường phản ánh kết quả tích cực. Giữa tháng 6, Blast đã vượt mặt OP Mainnet về lượng giao dịch và địa chỉ ví hoạt động. Mặc dù vẫn đứng sau Arbitrum One và Base, cả hai chỉ số này đều tăng trưởng đều đặn từ khi Blast ra mắt mainnet.
Thành tựu của Blast
Blast đã vươn lên trở thành mạng lưới lớn thứ 7 tính theo TVL, với gần 1,4 tỷ USD tài sản hiện tại, nhờ vào mức lãi suất (yield) hấp dẫn mà nhiều đối thủ đã bỏ qua. TVL của Blast tính đến ngày 05/07/2024. (Nguồn: DefiLlama)
Ảnh hưởng của Airdrop
Một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Blast là các đợt airdrop. Blast đã giới thiệu mô hình điểm thưởng “Blast Points” từ những ngày đầu, và dành 50% trong tổng số 100 tỷ token cho cộng đồng, phân bổ trong 3 năm. Đợt airdrop đầu tiên chiếm 17% tổng cung diễn ra vào ngày 26/06. Đến hai hôm trước, Blast đã bắt đầu đợt airdrop thứ 2 với 10 tỷ token.
Hiệu suất sau airdrop
Dù lượng giao dịch trung bình trong 7 ngày giảm từ hơn 1 triệu vào ngày 23/06 xuống còn 798.000 vào ngày 30/06, con số này vẫn cao. Số ví hoạt động giảm nhẹ, với 134.000 địa chỉ tương tác với Blast mỗi ngày. Token BLAST cũng trải qua một đợt bán tháo điển hình từ những người dùng được airdrop. Vào ngày giao dịch đầu tiên, vốn hóa thị trường của BLAST đạt 493 triệu USD, nhưng giảm xuống còn 367 triệu USD tại thời điểm đưa tin.
Kết luận
Blast vẫn duy trì được vị thế của mình, không giống với nhiều nền tảng khác thường phải đối mặt với sự sụt giảm sau khi công bố thời gian snapshot. Dẫn chứng rõ rệt nhất là ZKsync, với đợt airdrop thứ 2 “dìm” FDV dự án tụt 40%.
Có thể kết luận rằng, dù trải qua biến động, Blast vẫn giữ được sức hút và hiệu suất mạnh mẽ trong thị trường crypto.